Tại sao phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông trên bao bì thuốc BVTV hướng dẫn sử dụng là phun 2 lần: lần 1 khi lúa bắt đầu trỗ, lần 2 khi lúa trỗ hoàn toàn? Vậy hiệu lực phòng bệnh ở lần nào là quan trọng hơn và lần phun thuốc thứ 2 có nhiều ý nghĩa không?

Trả lời
Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại mạnh trên lúa vào thời kỳ lúa trỗ khi hội tụ đủ 3 yếu tố sau:
- Giống nhiễm bệnh nặng.
- Giai đoạn dễ nhiễm bệnh (lúa thấp tho trỗ). Khi bông lúa mới hé bao lá đòng như cái phễu đón bào tử nấm bay đến hơn nữa trên cổ bông lúa có túm lông cũng như góc giữa bông lúa và lá đòng thường giữ nước (điểm dễ nhiễm bệnh), lúc này bông lúa còn non mềm, do đó nấm xâm nhập và nảy mầm thuận lợi.
- Nhiệt độ ngày đêm chênh lệch từ >100C, khi nhiệt độ chênh lệch như vậy hình thành điểm sương hoặc mưa kéo dài 2 -3 ngày.
Bệnh đạo ôn cổ bông thường được khuyến cáo phun kép 2 lần:
- Lần 1: khi lúa thấp tho trỗ
- Lần 2: khi lúa trỗ hoàn toàn
Việc phun phòng lần 1 có ý nghĩa nhất vì khi bông lúa mới trỗ còn non mềm nấm dễ dàng xâm nhập vào cổ bông, gié bông và hạt lúa; tùy theo các điều kiện phù hợp mà mức độ gây hại khác nhau.
Sau khi lúa trỗ hoàn toàn bông lúa cứng dần, khả năng xâm nhiễm của bào tử nấm cũng kém dần nên việc phun thuốc vào thời kỳ này chỉ có ý nghĩa đối với giống lúa mẫn cảm với bệnh có thời gian trỗ dài trong điều kiện thời tiết còn phù hợp cho bệnh phát sinh.
Ngô Thị Việt Hà-Cán bộ kỹ thuật

Một số câu hỏi thường gặp